Theo số liệu công bố, trong năm 2013, thị trường cung cấp dịch vụ viễn thông di động (cả 2G, 3G) có sự góp mặt của 5 doanh nghiệp gồm: Viettel, VinaPhone, MobiFone, GMobile và Vietnamobile. Trong đó, Viettel là doanh nghiệp chiếm lĩnh thị trường di động, chiếm gần 43,5% thị phần. Thị phần dịch vụ viễn thông di động của MobiFone và VinaPhone năm 2013 lần lượt đạt trên 31,7% và hơn 17,4%.
Về thị phần của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truy nhập Internet băng rộng (cả cố định và di động), trong số 8 doanh nghiệp đang triển khai kinh doanh dịch vụ này, năm 2013, thị phần của VNPT lớn nhất, chiếm tới trên 51,2%; tiếp đó là Viettel với số thuê bao chiếm gần 39%.
Về xếp hạng phát triển Internet, Việt Nam nằm trong Top 10 các nước châu Á có tốc độ tăng trưởng người dùng Internet nhanh nhất, xếp thứ 3 Đông Nam Á, thứ 7 châu Á và thứ 18 trên thế giới về số lượng người dùng Internet.
Tính đến hết năm 2013, Việt Nam có hơn 33 triệu người dùng Internet, tăng từ 31 triệu năm 2012, chiếm 37% tổng dân số. Số thuê bao Internet băng rộng đạt 22,3 triệu trong khi số thuê bao truy nhập Internet qua mạng kết nối di động 3G là 17,2 triệu. Giá cước viễn thông và Internet của Việt Nam được xếp hạng 8/148, tức gần như thấp nhất thế giới.
Đại diện Vụ CNTT thuộc Bộ TT&TT, đơn vị chủ trì soạn thảo Sách Trắng CNTT-TT năm 2014 cho hay, trong năm 2013, lĩnh vực viễn thông - Internet của Việt Nam đã có nhiều thay đổi do Bộ TT&TT đã ban hành các chính sách quản lý thuê bao di động trả trước và sự bùng nổ của các ứng dụng OTT trên nền Internet di động
Về xếp hạng CNTT, theo báo cáo của Gartner, Việt Nam nằm trong Top 10 nước châu Á - Thái Bình Dương và Top 30 thế giới về gia công phần mềm. TP HCM xếp hạng 17 còn Hà Nội đứng thứ 22 trong danh sách 100 thành phố hấp dẫn về gia công phần mềm.
Tổng doanh thu công nghiệp CNTT năm 2013 đạt trên 39,5 tỷ USD, tăng ngoạn mục 55,3% so với năm 2012. Con số ấn tượng này là nhờ tốc độ tăng trưởng của lĩnh vực công nghiệp phần cứng, điện tử với doanh thu trên 36,7 tỷ USD, chiếm tới 93% tổng doanh thu của ngành công nghiệp CNTT Việt Nam. Công nghiệp phần mềm và nội dung số tăng tương ứng là 12,7% và 13,9% - cũng là mức cao so với năm 2012.
Xuất khẩu sản phẩm CNTT năm 2013 đạt 34,76 tỷ USD, tăng 51,7%, trong đó xuất khẩu điện thoại chiếm 63%. Đặc biệt, tổng kim ngạch xuất khẩu đã cao hơn nhập khẩu gần 8,4 tỷ USD. Tổng số lao động trong lĩnh vực CNTT đạt trên 440.000 và lao động phần cứng chiếm 65%. Cả nước có 8 khu CNTT tập trung, thu hút gần 300 doanh nghiệp hoạt động và 46.000 lao động CNTT.
Ngành CNTT Việt Nam cũng đã ghi nhận sự thay đổi trong cơ cấu tổ chức ngành. Đầu tiên là việc thành lập Uỷ ban Quốc gia về ứng dụng CNTT do Thủ tướng trực tiếp làm Chủ tịch Uỷ ban. Tiếp đó, ngày 1/7/2014, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 36 về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế.
Sách Trắng CNTT-TT Việt Nam là tài liệu thường niên của Bộ TT&TT từ năm 2009 nhằm cung cấp thông tin, số liệu chính thức về ngành CNTT-TT. Đây là năm thứ 6 Ủy ban Quốc gia về ứng dụng CNTT (trước đây là Ban Chỉ đạo quốc gia về CNTT) và Bộ TT&TT phối hợp cùng các Bộ, ngành, địa phương liên quan, các doanh nghiệp và cơ sở đào tạo trên cả nước để xây dựng và xuất bản ấn phẩm này.
Giải đấu bóng đá hàng đầu khu vực Đông Nam Á - ASEAN Cup 2024 sẽ bắt đầu vòng bảng vào ngày 08/12 và kéo...
FPT Telecom vừa trình làng gói cước Internet thế hệ mới mang tên F-Safe Home 1, một giải pháp toàn diện với tốc độ vượt...
Trong thời đại công nghệ 4.0, nhu cầu sử dụng internet tốc độ cao, ổn định đã trở thành một yếu tố không thể thiếu...
Đánh giá sản phẩm